Cung cấp đặc sản biển đảo Cô Tô

Đăng lúc 12:25:59 14/05/2022

Là thiên đường biển đảo, Cô Tô có nhiều đặc sản biển hấp dẫn khiến cho du khách đã thưởng thức một lần là nhớ mãi.

Những đặc sản trên đảo rất phong phú và đa dạng có hương vị đặc trưng cho vùng biển nơi đây: mực ống, cầu gai, bào ngư, tu hài, ốc móng tay…

1. Mực Ống Cô Tô

Vùng biển Cô Tô phân bố tới 5 loài mực ống, mực lá và 3 loài mực nang. Sản lượng mực khai thác tại Cô Tô hằng năm đạt trên dưới 300 tấn.

Một trong những loài mực ống ngon có tiếng trong nước có phân bố ở Cô Tô là mực ống Trung Hoa (Logigo chinensis). Đây là loài mực ống cơ thể lớn, thân hình hỏa tiễn dài khoảng 35-40 cm. Mặc dù là loài mực có phân bố rộng khắp dọc bờ biển Việt Nam từ bắc đến nam, nhưng có thể do môi trường nước trong vịnh Bắc Bộ nói chung, vùng đảo Cô Tô nói riêng, có những thành phần vi lượng phù hợp với các loài thủy sản, nên mực ống khai thác ở vùng biển này có hương vị đậm đà đặc trưng, khác biệt với sản phẩm cùng loại khai thác ở các vùng biển khác.

Mực ống khai thác về được phơi khô để trở thành “mực một nắng”

Mực ống sau khai thác được đưa về đảo chế biến thành mực khô và mực một nắng ngay khi còn tươi ngon. Số còn lại được ướp đá chuyển về đất liền chế biến thành các dạng sản phẩm đông lạnh phục vụ XK và tiêu thụ nội địa. Sản phẩm mực Cô Tô từ lâu đã nổi tiếng nhờ nguồn gốc từ vùng biển Cô Tô với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguyên liệu tươi tốt, lại được chế biến tại chỗ theo phương pháp riêng với bàn tay khéo léo, lành nghề của người dân địa phương; tất cả tạo nên một hương vị đặc trưng cho sản phẩm mực khô và mực một nắng Cô Tô.

Mực Cô Tô có thân thẳng, mình dày. Sau khi nướng lên, từng thớ thịt xé ra dẻo, dai, khi ăn có thể cảm nhận được vị ngọt thuần khiết của đạm, không mang vị chát như mực ở một số vùng khác. Vì thế, ai đến Cô Tô cũng đều mong muốn mang ít mực nơi đây về làm quà cho gia đình hoặc mời bè bạn.

2. Bào Ngư

Cô Tô không chỉ nổi tiếng bởi cảnh sắc nguyên sơ hữu tình mà còn hấp dẫn du khách bởi nhiều đặc sản quý hiếm. Một trong số đó phải kể đến món bào ngư – ốc cửu khổng xứ đảo. Bào ngư thuộc loại hải sản quý, là một trong tám món ăn tuyệt phẩm gọi là “bát trân” thường xuất hiện trong các bữa ăn vương giả.  Thịt bào ngư không những ngon mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và được nhiều người ưa thích.

Nói đến Cô Tô người ta thường mường tượng thấy hình ảnh về một hòn đảo nhỏ, một trong những hòn đảo xa đất liền nhất trong Vịnh Bắc Bộ, nằm chơi vơi giữa bốn bề sóng nước mênh mông. Địa danh ấy không chỉ nổi tiếng bởi cảnh sắc nguyên sơ hữu tình mà còn hấp dẫn du khách bởi nhiều đặc sản quý hiếm. Một trong số đó phải kể đến món bào ngư.

Bào ngư là một trong những đặc sản quý hiếm của biển.

Bào ngư tuy là nhuyễn thể giống trai, sò nhưng nó chỉ có một mảnh vỏ, song song với mép ngoài miệng vỏ có 7-9 gờ, đầu cuối các gờ tạo thành các lỗ nên còn được gọi là ốc cửu khẩu (tức là ốc chín miệng). Ở Việt Nam bào ngư rất hiếm, chỉ phân bố trong một diện rất hẹp ở Cô Tô ( Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Khánh Ninh (Khánh Hòa).

Mặc dù là một loại hải sản mắc tiền, có giá trị cao về kinh tế, tuy nhiên vì là một vật phẩm tráng dương, tăng cường sinh lực nên bào ngư rất được phái mạnh ưa chuộng: “Bào ngư cá ngựa cầu gai – Ốc hương sao biển bản mai tù và – Thơm ngon bổ dưỡng đậm đà – Tráng dương cường thận rất là công năng”.

Bào ngư còn được gọi là “ốc cửu khổng”, có hàm lượng khoáng chất cao với hai loại dưỡng chất quan trọng là selen và magie. Đây là nguồn dinh dưỡng giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư, tốt cho chất lượng tinh trùng và tăng độ hưng phấn chon nam giới.

Bào ngư thường được chế biến thành nhiều món như: nấu soup, hầm,xào, nấu cháo hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như: bào ngư hầm nấm đông cô, bào ngư bông cải sốt dầu hào, bào ngư hầm nấm và thịt nạc heo, bào ngư hầm cháo bồ câu…

Bào ngư chế biến được nhiều món ăn bổ dưỡng

Ngoài ra bào ngư còn có thể biến hóa trong các món như súp bào ngư rau củ, cơm bào ngư, bào ngư om lòng trắng gạch cua, bào ngư nướng than hồng…tất cả đều là những món ăn lạ và hấp dẫn.

Du khách đến với Du Lịch Cô Tô sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản đã trở nên thi vị như một thương hiệu riêng của nơi đây: “Bào ngư song chấm hải sâm – Tôm sam mực ghẹ đậu mai đanh sò”

3. Cầu Gai

Cô Tô không chỉ nổi tiếng bởi cảnh sắc nguyên sơ hữu tình mà còn hấp dẫn du khách bởi nhiều đặc sản quý hiếm, một trong số đó phải kể đến Cầu Gai. Trong nhiều nền ẩm thực, cầu gai là một loại hải sản ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Thông thường, cầu gai được chế biến thành món ăn chủ yếu theo 3 cách ăn sống, nướng và nấu cháo.

Vỏ của cầu gai có hình cầu và có nhiều gai, do đó mà có tên gọi cầu gai. Chúng có đường kính từ 3–10 cm, có thể đạt đường kính từ 8 đến 10 cm, dày khoảng 3 đến 4 phân. Gai nhọn mọc khắp vỏ bên ngoài, nếu bị thì vùng da bị đâm sẽ nhức, tuy nhiên không gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Khối lượng thịt cầu gai (còn gọi là trứng nhum) rất ít so với tổng thể khối vỏ của chúng. Các thớ thịt được cấu tạo thành hình sao từ 5 đến 8 cánh, màu vàng hoặc cam, bám dọc theo vỏ gần như rỗng.

4. Tu Hài

Tu Hài hay còn gọi là Ốc vòi voi sinh sản dưới cát vào mùa xuân, sinh trưởng nhanh trong điều kiện môi trường tự nhiên hay môi trường nuôi tốt. Trong tự nhiên, loài ốc này sống ở vùng biển mặn, nước sạch. Ở Việt Nam, trước đó ốc vòi voi chỉ có trong môi trường tự nhiên, là một đặc sản quý hiếm của Đảo Cô Tô  Hiện nay, nó đã được nuôi thành thương phẩm và ngành nuôi ốc vòi voi đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân.

Tại Việt Nam, vòi voi hay được dùng theo kiểu wasabi, nướng hoặc nấu cháo. Một số nhà hàng còn có món vòi voi sốt X.O có mùi thơm rất lạ và quyến rũ. Hầu hết ốc vòi voi khổng lồ có mặt ở nhà hàng tại Việt Nam được nuôi ở vùng ven biển.

Ốc vòi voi sinh sản dưới cát vào mùa xuân, sinh trưởng nhanh trong điều kiện môi trường tự nhiên hay môi trường nuôi tốt. Trong tự nhiên, loài ốc này sống ở vùng biển mặn, nước sạch.

5. Nộm Sứa

Nộm sứa, còn gọi là gỏi sứa, là món nộm sử dụng nguyên liệu chính là sứa đã được sơ chế, chần qua nước sôi, trộn chua ngọt với các loại rau, thịt động vật và gia vị. Nộm sứa Cô Tô ăn giòn, mát và có mùi vị không giống bất kỳ thứ hải sản nào khác, lại rất tốt cho đường ruột.

Tùy theo vùng miền, nộm sứa có thể được chế biến khá khác biệt nhau về nguyên liệu tuy cũng tương tự các món nộm khác, thường không thể thiếu các loại rau: như rau câu, đu đủ xanh, cà rốt, ngó sen, hoa chuối) rửa sạch cắt khúc hoặc thái con chì; thịt (như thịt gà xé, tôm nõn thái nhỏ, giò lụa thái chỉ; các loại hạt bùi, hút nước (như lạc, vừng, hạt điều) rang chín, gã nhỏ; và các gia vị, rau thơm (như chanh, tỏi, đường, dấm, nước mắm, ớt, hạt tiêu, húng thơm, mùi …

Cách làm nộm sứa Cô Tô cũng rất đơn giản. Sứa biển tươi vừa xách dưới tàu, từng con được ngâm vào nồi nước lá  ổi có bỏ chút muối cho bớt tanh và chất độc. Để sứa thoát hết nước, dùng một thanh cật tre cắt sứa thành  những miếng nhỏ làm món nộm sứa hoa chuối.

Các loại rau được rửa sạch, ngó sen cắt khúc; củ sen bào vỏ thái mỏng; cà rốt gọt vỏ thái sợi; hành tây bóc vỏ thái lát mỏng; dưa chuột bỏ ruột thái miếng; ớt thái sợi; kiệu muối chua thái mỏng; rau cần nhặt rửa sạch thái khúc; hoa chuối thái mỏng ngâm nước muối nhạt cho đỡ bị thâm; xoài xanh gọt vỏ thái chỉ; các loại rau thơm như rau răm, rau húng cắt nhỏ.

Các loại thịt như sứa thái nhỏ, rửa bằng nước đun sôi để nguội và có thể ngâm qua chút nước gừng; tôm luộc chín rút chỉ đen, bóc vỏ; thịt ba chỉ luộc chín thái miếng nhỏ, mỏng; thịt gà luộc chín thái con chỉ. Lạc rang tách vỏ giã dập, vừng rang, hạt điều rang giã dập. Pha nước trộn với nước cốt chanh, nước mắm, đường, tỏi băm, ớt băm và phối trộn các nguyên liệu trên vào nhau và trình bày ra đĩa.

6. Ốc Móng Tay

Ốc móng tay hay còn gọi là ốc mã đao, ốc ngón tay  là một động vật thân mềm (nhuyễn thể) có 2 mảnh vỏ thuộc họ ốc sống ở vùng bãi biển trên đảo Cô Tô, chúng nằm sâu trong lớp cát,  Nhìn chung, ốc sống ở nền đáy theo tư thế thẳng đứng, chân phía dưới. Ốc phân bố ở biển nhiệt đới và ôn đới.

Đây là một loài có giá trị cao, là một loại thực phẩm bổ dưỡng, theo y học cổ truyền thì ốc có vị mặn, tính mát, được dùng trị bứu nước (thủy anh), bứu khí (khí anh), đờm loãng. ốc vị cay, tính hàn, không độc, lợi thủy, tiêu đàm, trị cục bứu, đái ra sỏi, bạch đới và nóng ngoài da… thịt của ốc móng tay có vị ngọt và chắc vì có nhiều khoáng chất như sắt, canxi lại có vị ngọt ngon, bùi và dai nên được dùng làm nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon.

Ở Việt Nam, ốc móng tay được khai thác quanh năm nhưng vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5, 6 dương lịch) là thời gian ốc móng tay có thịt, chắc và ngon nhất.cũng có ý kiến đặt ra về việc khai thác hợp lý nguồn lợi này do việc khai thác bừa bãi vô tổ chức, vô kỷ luật khiến nguồn lợi này ngày càng cạn kiệt dần.

7. Ngao Biển

Ngao là các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ (nhuyễn thể) thuộc họ Veneridae chuyên sống ở vùng nước ven biển có độ mặn cao, nhiều đất cát sỏi, phân bố khá phổ biến ở vùng biển nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Đây là loài hải sản có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, không tốn nhiều công chăm sóc. Giống như nhiều vùng biển khác của Vân Đồn, đảo Cô Tô có một trữ lượng ngao tự nhiên rất lớn. Ngao Cô Tô có hương vị thơm ngon đặc trưng có thể chế biến thành nhiều món ăn hải sản hấp dẫn.

Thịt nghao là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thơm ngon được nhiều người ưa thích. Nghao được dùng làm nguyên liệu đế chế biến nhiều món ăn ngon như: bún nghêu chua cay thì là canh gà nấu nghêu một số món ăn khoái khẩu như hấp sả ăn chơi, chấm mắm pha tỏi ớt hay muối tiêu chanh, nghêu xốt chua ngọt…

Thịt ngao Đông y gọi là xa ngao nhục, tính hàn, vị ngọt mặn, không độc, có công năng giải độc, tiêu khát, tư âm, lợi thủy, hóa đờm, chủ trị chứng ho nhiều đờm, loét dạ dày hành tá tràng, băng huyết, bỏng, trĩ. Ngoài ra còn trị được phù nước, hoàng đản, phụ nữ bị băng đới, bướu cổ, lao phổi, âm hư, hen suyễn, tiểu đường, viêm phế quản mạn, bỏng, bị thương…

Một số món ăn bài thuốc từ ngao biển

Giúp tăng cường sinh lý: Thịtngao 50-100g, gạo tẻ ngon 30g, hành, rau thơm, gia vị vừa đủ. Cho gạo vào nước luộc ngao nấu thành cháo nhừ, sau cho thịt ngao vào nấu sôi chốc lát rồi nêm gia vị,hành, rau thơm vừa đủ, bắc ra, ăn nóng vào buổi ăn phụ trong ngày. Có thể ăn hàng tuần liền, nam nữ đều dùng tốt.

Ngao nướng hấp sả ớt: 0,5kg ngao, cà chua 1 quả, ớt xanh, ớt đỏ, tỏi, hành khô, bơ, dầu ăn… Ngaorửa sạch cho lên vỉ nướng chín tới, tách đôi vỏ ngao lấy phần vỏ có thịt xếp lên đĩa, trình bày với ớt xanh, cà chua, ớt đỏ tỉa hoa, còn lại băm thật nhỏ nhuyễn. Hành, tỏi đập dập băm nhuyễn, bắc chảo nóng, cho dầu ăn và 1 thìa bơ, đợi nóng già cho hành tỏi đã băm vào phi thơm,sau cho hành, tỏi vừa phi thơm đang nóng dội lên đĩa ngao đã rắc ớt đỏ băm nhỏ khiến ngao chín tới, thêm mềm ngọt, dậy mùi thơm của hành, tỏi, nổi vị ngậy của bơ là xong. Ăn nóng.

Chữa đục thủy tinh thể: Theo tài liệu Trung Quốc cho biết: Lấy thịt ngao mật cùng với thịt sò huyết, cốc tinh thảo (mỗi vị đều 50g), sao khô tán nhỏ. Gan lợn 100g, thái mỏng, nước cơm một bát to, cho vào cùng nấu cho nhừ, rồi mang ra ăn cả nước lẫn cái, ngày 1 lần trước khi đi ngủ.

8. Hàu Biển

Hàu hay gọi hào là loài động vật nhuyễn thể thuộc nhóm giáp xác hai mảnh vỏ trong họ hàng nghêu, sò nhỏ sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám vào đá thành tảng, các rạn đá, móng cầu  ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển… Đảo Cô Tô là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển và  con hàu là loài hải sản được khai thác nhiều trên đảo chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.

Thịt hàu sống là một món ăn khoái khẩu và là một thực phẩm rất giàu chất bổ và kích thích tố, đặc biệt là chứa nhiều kẽm – đây là khoáng tố quan trọng rất cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch. Mỗi con hàu cỡ trung bình có thể chứa 13mg kẽm.

Theo y học cổ truyền, thịt hàu có vị ngọt hơi mặn, tính mát, không độc, tác dụng tráng dương, bổ tinh, tư âm dưỡng huyết, ăn vào trị được chứng mất ngủ do nhiệt, người nóng khô khát, hoa mắt, chóng mặt, phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh thiếu sữa, thiếu máu ăn hàu rất tốt.

Hàu được chế biến thành một số món ăn ngon như: Hàu chấm mù tạt, Hàu nướng trui:Hàu nướng mỡ hành: Hàu nướng bơ: Hàu nấu cháo: gỏi hàu… Riêng tại nước Mỹ loại hải sản này được yêu thích đến nỗi hằng năm rất nhiều thị trấn miền Đông thường tổ chức những ngày hội mà họ gọi là Oyster festival, tiêu thụ hàng trăm ngàn con hàu chỉ trong vài ngày.

Canh hàu rau hẹ: Thịt hàu 150g, rau hẹ 60 – 120g, thêm gia vị, nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp lao phổi suy nhược, ho khan ít đờm, mồ hôi trộm (đạo hãn), bệnh đái tháo đường.

Hàu luộc: Hàu (kể cả sò huyết) luộc chín, ăn với ớt tiêu gia vị thường ngày có tác dụng bổ âm thanh nhiệt lợi tiểu tán kết. Dùng cho các trường hợp vàng da phù nề, sưng hạch, bướu cổ, khí hư, huyết trắng, bệnh đái tháo đường.

Cháo hàu: Thịt hàu 50g, thịt trai 50g, gạo tẻ 100g. Nấu nhừ, ăn 2 lần trong ngày. Chữa tăng huyết áp, nhức đầu chóng mặt, gan suy.

Canh hàu ngao cà rốt đậu đỏ: Hàu, ngao, trai biển 200g, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g. Nấu canh, vớt bỏ bã xuyên khung, thêm mắm, hành, bột ngọt và gia vị, chia vài lần ăn trong ngày, liên tục 5 – 7 ngày. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạ

https://zalo.me/0917677366